Bài báo web Khánh Hòa vào March 26,2007 ( Dân Ta Biết Sử Ta) ( N ội dung ca ngợi Nguyễn Thiện UBND Phú Khánh và Thân T Nhật Linh, biên tập viên Đài Phát Thanh- Truyền Hình Khánh Hòa- Jan 2, 20 24

BÀI BÁO KHÁNH HÒA 2007, CA TỤNG BÀ NHẬT LINH VỚI CHƯƠNG TRÌNH “DÂN TA BIẾT SỬ TA”

Chúng tôi COPY BÀI BÁO TỪ WEB Khánh Hòa, ( từ mail Phát Bùi) đề phòng web này sau đó phi tang. Nội dung bài báo: ca tụng Nguyễn Thiện (UBND Phú Khánh) và Nhật Linh ( biên tập viên Đài Phát thanh -Truyền Hình Khánh Hòa) vào 2007 về chương trình “Dân Ta biết sử ta”

Bà Nhật Linh, trong mail phổ biến ở các diễn đàn cho biết gia đình bà là gốc VNCH và có người thân bị cs sát hại. Tại các diễn đàn, bà Nhật Linh đang “bút chiến” với nhóm ( Phát Bùi-San Diego…) va cũng trả đũa Diego bằng những ngôn ngữ không kém gì Diego

Chúng tôi chỉ cung cấp tin và quý vị tự cho nhận định riêng

WE PROVIDE, YOU DECIDE!

Sau khi copy, chúng tôi đã thay nhóm chữ TPHCM” thành TP Hồ Tặc và đưa dưới đây:

Ngày 20-10-2006, nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 10 tuyến đường chính của TP. Hồ Tặc trở nên rực rỡ, bắt mắt và trang trọng với hàng banner tóm tắt tiểu sử của các liệt nữ, anh thư từ thời huyền sử mở nước (Mẹ Âu Cơ) đến những chứng nhân lịch sử hiện đại (Nguyễn Thị Định)… Người đi đường đã khá bất ngờ và thích thú với cách “học sử” độc đáo như vậy.

Ngay sau khi đưa vào thực hiện, chương trình đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và khen ngợi của quần chúng, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng. Đã có trên 60 bài báo trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Đặc biệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã nói: “Ý tưởng này tốt lắm! Cần lắm!”. Và ông chính là người đỡ đầu cho chương trình này. Phát biểu trên Đài Truyền hình Việt Nam về chương trình này, ông Nguyễn Thành Tài – Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Tặc nói: “Dù là nguồn nhân lực tài năng đến đâu, nhưng là người Việt Nam phải am hiểu lịch sử đất nước để có lòng tự hào đối với đất nước. Thông qua những hoạt động, sinh hoạt bình thường, những cuộc giao lưu và các hình thức truyền thông khác, có thể chuyển tải, gắn kết nội dung lịch sử một cách hợp lý nhất, nhẹ nhàng nhất, góp phần vun đắp tâm hồn thế hệ trẻ”.

Điều bất ngờ là tờ báo SANKEI của Nhật Bản số ra ngày 11-11-2006 có bài viết về sự chuẩn bị của Việt Nam trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 đã đề cập đến sự kiện này. Bài báo có đoạn: “Tại TP. Hồ Tặc, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, các đường phố mang tên những nhân vật lịch sử của dân tộc đã được chính quyền địa phương gắn thêm những banner ghi rõ công trạng của từng nhân vật, nhằm nâng cao kiến thức cho thế hệ trẻ về ý nghĩa tên gọi của mỗi con đường…”.

Ý tưởng đưa thông tin lịch sử với cách tiếp cận nhẹ nhàng, trực quan, tự nhiên để “mưa dầm thấm đất” là của Công ty Truyền thông Tiêu Điểm, một trong những đơn vị truyền thông có uy tín tại TP. Hồ tặc. Và điều bất ngờ hơn cả là “sản phẩm” này do chính 2 người con của Khánh Hòa thực hiện, đó là anh Nguyễn Thiện, trước công tác tại văn phòng UBND tỉnh Phú Khánh và chị Nhật Linh, nguyên biên tập viên – phát thanh viên Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa.

Nói về chương trình đầy tâm huyết của mình, anh Nguyễn Thiện, Giám đốc Công ty Tiêu Điểm nói: “Chúng tôi không dám tham vọng lớn lao, chỉ mong nhắc nhớ lại những danh nhân lịch sử qua truyền thống hào hùng mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhằm khơi gợi lòng kiêu hãnh, góp phần làm giàu tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm với cộng đồng và niềm tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng của mỗi người con đất Việt”.

Riêng chị Nhật Linh – người đã thai nghén, dành nhiều tâm sức cho ý tưởng này đã không giấu được sự phấn khích khi nói về ý nghĩa xã hội, nhân văn của chương trình: Nắm bắt nhu cầu các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng gắn kết với xã hội và mong muốn được tài trợ cho các chương trình đậm nét nhân văn, giàu tính cộng đồng, nâng cao dân trí, bên cạnh đó, từ thực tế kết quả điểm thi môn sử quá thấp của các “sĩ tử” trong các kỳ thi đại học những năm gần đây, ý tưởng “Tên đường phố là bộ sử Việt” đã hình thành.

Qua tìm hiểu được biết, lúc đầu các anh chị muốn thực hiện chương trình này tại Nha Trang, nhưng bất thành vì những trục trặc không đáng có.

Sau thành công của chương trình “Dân ta biết sử ta”, từ năm 2007 lãnh đạo UBND TP. Hồ Tặc đồng ý thực hiện định kỳ vào các dịp lễ lớn dưới 2 hình thức: “Học sử qua tên đường phố” và “Học sử trên sân trường”.

Trước sự tín nhiệm của dư luận và lãnh đạo thành phố, 2 “kiến trúc sư’ của chương trình đang ra sức tìm tòi, nghiên cứu về nội dung và hình thức biểu hiện của chương trình sao cho ngày càng hấp dẫn, sinh động và thực sự bổ ích.

Quốc Khánh

https://baokhanhhoa.vn/chinh-tri/200703/gap-go-hai-tac-gia-cua-chuong-trinh-dan-ta-biet-su-ta-1803966/

This entry was posted in TL Nhật Linh-NamQuan. Bookmark the permalink.

8 Responses to Bài báo web Khánh Hòa vào March 26,2007 ( Dân Ta Biết Sử Ta) ( N ội dung ca ngợi Nguyễn Thiện UBND Phú Khánh và Thân T Nhật Linh, biên tập viên Đài Phát Thanh- Truyền Hình Khánh Hòa- Jan 2, 20 24

  1. Pingback: TB Thành phố Westminster-đệ trình nghị quyết xin tái xác nhậ n 2 nghị quyết năm 2003 và 2016 (người VN chỉ vinh danh cờ vàng) Jan 6, 2024 |

  2. Pingback: Cộng đồng Bolsa- Về câu nhục mạ người lính VNCH c ủa bà Nhật Linh ( coi như cùng nhóm Trí Tạ, Nam Quan..) Jan 10, 2024 |

  3. Pingback: Chuyện cộng đồng BOlsa- Nick vuongcnguyen post hình ảnh và chu t hích để binh vực bà Nhật Linh ( với câu: 30 tháng 4, 4 ng ười kia lột lon, lột mũ, lột áo, lôt quần chạy t é đái trong khi Cs tiến vào Sài Gòn

  4. Pingback: HLC- Diễn Tiến vụ Nam Quan-Nhật Linh ở BOlsa ( liên quan lằn ran h quốc cộng)- Jan 13, 2024 |

  5. Pingback: Chuyện ở Bolsa- Phải viết vì là lằn ranh quốc cộng- Vụ Nam Quan-Nhật Linh- Trả lời vài lý luận sai quấy của nhóm thân Trí Tạ- Jan 19,2024 |

  6. Pingback: CHUYỆN Ở BOLSA- PHẢI VIẾT VÌ LÀ LẰN RANH QUỐC CỘNG - Kênh Báo Chí Hải Ngoại

  7. Pingback: Chuyện ở Bolsa- Phải viết vì là lằ n ranh quốc cộng- Vụ Nam Quan-Nhật Linh- Trả lời vài lý luận sai quấ y của nhóm thân Trí Tạ- Jan 19,2024 |

  8. Pingback: Tài Liệu về vụ Nam Quan-Nhật Linh- Feb 2, 2024 |

Comments are closed.