Trần Quốc Bảo-Chính trị AQ, Tâm Lý AQ-Ted Osius ( vì sao ở lại VN khi đã hết nhiệm kỳ)- Oct 28, 2017

Bao Quoc Tran

October 17 at 11:10am ·

NHỮNG ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ RẤT SAI HOẶC DỄ DÀNG ĐƯA ĐẾN HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG

1- Chính Trị AQ: Đây là đường lối cả lương tuồng chèo đặt hết hy vọng vào "nhân chi sơ tánh bổn thiện" và "tình đồng chí", "tình đồng ăn" của kẻ ác. Họ hy vọng kẻ ác sẽ dưới áp lực và chân lý ảo của "ta" họ sẽ bớt ác dần, tiến hóa dần , hay ít ra nằm trong vùng chấp nhận được. Nguyên nhân chính cho việc họ theo đường lối này là vì sợ thiệt hại do kẻ ác , kẻ mạnh gây ra. Bọn cánh tả nhu nhược, tư bản quốc tế và Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng dùng đường lối này. Tất cả bọn chính trị AQ đều giống nhau là hung bạo, ngang ngược với kẻ yếu và hèn yếu trước kẻ mạnh.
2- Chính Trị Chí Phèo : Hy vọng kẻ thù hèn nhát sợ thiệt hại mình quậy phá gây ra mà chịu thua. Cao nhất của Chí Phèo là khủng bố , thấp nhất là ăn vạ. Khủng bố chết vì bị nhân loại chống. Ăn vạ sẽ không đi về đâu cả vì thiếu quần chúng ủng hộ.
3- Chính Trị Ăn Xin : Khi mình không có thì phải đi xin không phải là không được. Nhưng xin nhầm kẻ ác đến khi nó đòi trả lại bằng dân tộc, bằng quốc gia thì hóa ra là bán nước. Vậy nên đây là đường lối rất không chủ động nên có đi xin phải xét cho chu đáo xin phe có đức một chút.
4- Chính Trị Hội Nghị hay Chính Trị Salon: Quanh năm chỉ làm hội nghị, hội thảo, đại hội gắn huy chương, danh hiệu bằng khen cho nhau rồi lại đi xin tiền thiên hạ chuẩn bị cho mùa đại hội tới. Cứ xin và hội hè nên thiên hạ rất khoái làm thứ chính trị gia này. Sống sung sướng phè phởn đi chơi nhông và nói phét.
4 hình thức trên khốn thay chiếm gần như đa số bề mặt đấu tranh ta đang thấy. Đó là chưa nói đến đám phản phúc và nằm vùng.

TÂM LÝ AQ LÀ GÌ?

AQ chính truyện là tác phẩm văn học hiện thực phê phán của nhà văn Lỗ Tấn, Trung Quốc thời gian trước ww2, tương đương thời tiền chiến Việt Nam. Nhấn vật AQ thể hiện một tâm lý hết sức thụ động, khuất phục sức mạnh khuất phục bạo quyền nhưng lại tìm cách ngụy biện để biện minh cho rằng mình làm như vậy vì mình cao cả, cao thượng. Đây là hình thức sống hèn, sống nhục, sống cúi đầu nhưng lại tự cho rằng mình vĩ đại. Hầu hết các nhà phê bình văn học đều xác nhận rằng đây là tâm lý hết sức đặc trưng của người Tàu và cả người Việt , đặc biệt người Việt Miền Bắc do nằm sát Tàu nên chịu ảnh hưởng tâm lý này nặng nề hơn người Miền Nam vốn tự do phóng khoáng hơn. Tôi không có ý phân biệt vùng miền hay chỉ trích 1 dân tộc nào nhưng Lỗ Tấn cùng các nhà phê bình văn học chứng minh điều này qua AQ Chính Truyện.
Ngày nay không còn chính xác cái tâm lý AQ của thời kỳ thập niên 20 của thế kỷ 20 nhưng biến thể của nó vẫn tồn tại mạnh mẽ trong xã hội Trung Quốc & Việt Nam. Tôi xin ví dụ một số trường hợp cụ thể :
1- Tránh voi không xấu mặt nào.(Trốn tránh kẻ mạnh nhưng tự bào chữa là hợp lý)
2- Hèn, Nhục, Cúi Đầu là Đức Nhẫn cao cả
3- Không Dám Chống Cộng là Nhân Bản
4- Làm đĩ là sự hy sinh cho gia đình(dù 99% tiền kiếm được là cho nhu cầu ăn chơi của bản thân)
5- Bất Chiến Tự Nhiên Thành, thôi đừng làm gì hết mọi chuyện sẽ có Mỹ lo. Như vậy là hiểu chuyện.
6- Nô lệ không muốn tự do nhưng mơ làm chủ nô mới là thành công
7- Không dám chống Tàu xâm lược chỉ dám gọi Tàu là "bạn" như vậy là khôn ngoan
8- Việt Cộng mạnh quá, động là nó bỏ tù thôi hợp tác với nó để đấu tranh. Như vậy mới khôn ngoan
Tất cả những cái đó cùng vô số điều khác nữa đều là tâm lý AQ và người Nhật mỉa mai gọi là "ĐÔNG Á BỆNH PHU".

Bao Quoc Tran Cách đây vô cùng nhiều năm có một người trẻ đã viết ra cuốn sách sách lược thành lập vành đai bao vây Trung Quốc mà Nhật Bản, Indo, và Ấn Độ là ba quốc gia then chốt. Người này sau được cử đến Indo và Ấn Độ làm việc trước khi chuyển về dạy đại học chính trị Hoa Kỳ.
Trước đây rất nhiều năm khi đọc cuốn sách này tôi rất là phục trí tuệ của người viết ra nó.
Nhưng hôm nay tôi cảm thấy khó suy nghĩ quá. Người viết sách lược đó và các đời TT Mỹ đều theo nó , có vẽ như cả Donald Trump chính là ông Ted Osius. Khi đến VN làm đại sứ và cho đến hôm nay Ted Osius luôn luôn tỏ ra thân cộng. Trừ phi có cái gì ngầm khác hơn bên dười bề mặt nổi.

This entry was posted in Thời Sự, Trần Kiều Ngọc. Bookmark the permalink.