Ba vu cáo BPSOS của một facebooker- April 27, 2018

Hoàng Lan Chi

BA VU CÁO BPSOS CỦA FACEBOOKER XYZ

Bài này gồm 2 phần: 1) Trả lời của tôi cho ba vu cáo của một facebooker đối với BPSOS, 2) Thư trả lời của Ts Nguyễn Đình Thắng đối với vài việc mà tôi quan tâm. Lẽ ra, tháng Tư, chúng tôi dành thì giờ cho tưởng niệm nhưng vì những vu cáo không bằng chứng này, chúng tôi phải tạm ngưng, để viêt bài này với mong ước: người trẻ trong nước hiểu, người trẻ mới ra hải ngoại hiểu, những người mù mờ vì “hearsay” cũng sẽ hiểu, và cuối cùng: lương tâm của những người quốc gia nhưng thích vu cáo, chụp mũ vì lý do nào mà tôi không đoán được, sẽ thức dậy.

Chúng tôi dành quyền xóa không cần thông báo các comment dung tục, chụp mũ, hồ đồ, lạc đề. Xin để comment ở time line, không để ở notes.

HOÀNG LAN CHI TRẢ LỜI 3 VU CÁO CỦA XYZ

Từ nhiều năm nay, BPSOS đều gây quỹ hàng năm với tên “Góp Một Bàn Tay”. Một facebooker, XYZ, đã có 3 hành vi vu cáo BPOS. Tôi có để trả lời của tôi ở dưới mỗi mục.

1-VU CÁO 1:

Trích XYZ:

Hôm nay BPSOS Nguyễn Đình Thắng đứng ra tổ chức Góp Một Bàn Tay, gây quỹ để:
1) Bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái lan
2) Bảo vệ tự do tôn giáo
3) Giải cứu nạn nhân buôn người

Với 3 mục đích ấy, mọi người đã lên tiếng vạch ra cái "LỢI DỤNG" đến hợm hĩnh của BPSOS Nguyễn Đình Thắng:
– Hợm hĩnh vì xin tiền để BẢO VỆ tính mạng của đồng bào tị nạn ở Thái lan được không?
– Hợm hĩnh vì xin tiền để GIẢI CỨU nạn nhân buôn người được không?
– Hợm hĩnh vì xin tiền để BẢO VỆ tự do (tôn giáo) được hay không?

3 điều hợm hĩnh (ở trên) chẳng khác gì Mặt Trận _ Việt Tân (ma cạo) đã từng xin tiền, nhưng tiền của chúng dùng cho 10 ngàn quân kháng chiến (đó là quân ma)! Ngưng trích XYZ.

Hoàng Lan Chi viết:

1) Hợm hĩnh là tĩnh từ ám chỉ tự cao tự đại. Dùng “hợm hĩnh” ở trường hợp này không đúng.

2) Ba mục đích gây quỹ của BPSOS, đều có trong “mục đích, đường lối” của họ và họ cũng xin được ngân khoản để hoạt động cho 3 mục đích đó. Vì ngân khoản dành cho ba mục đích trên quá ít nên BPSOS phải gây quỹ thêm. Muốn biết thế nào là một non profit, ở Mỹ có bao nhiêu non profit, cộng đồng nào xin được fund nhiều nhất, tại sao chính phủ cần các tổ chức nonprofit hỗ trợ, funder là ai, cấp fund như thế nào, viết proposal là gì, xin fund xong và funder sẽ audit ra sao…, hãy đọc link sau để MỞ MANG KIẾN THỨC trước khi viết bậy: Thế Nào Là Một Tổ Chức Phi Lợi Nhuận (Cơ cấu, Xin Ngân Khoản, Viết Proposal, Audit…) Dec 13, 2017

2- VU CÁO 2:

Trích XYZ: “ Dùng cụm từ "giải cứu nạn nhân buôn người" là dùng cách đánh bóng cho tổ chức của ổng thôi! Nạn buôn người là một tội phạm (quốc tế) cũng giống như buôn bạch phiến. Tổ chức tội phạm này không chỉ là vài ông, bà "mẹ mìn" bắt cóc con nít mà chúng đã thành lập một đường dây liên quốc gia, chúng có lực lượng để chống trả nếu bị đụng ổ. Như vậy, tổ chức BPSOS (Nguyễn Đình Thắng) nhân lực bao nhiêu mà dám hiên ngang làm cái chuyện "giải cứu nạn nhân buôn người"? )

Sự thật đã xẩy ra, BPSOS (Nguyễn Đình Thắng) có hổ trợ cho một số lao động người Việt ra nước ngoài bị các chủ nhân hành hạ, quỵt lương, như vụ ở Samoa, ở Đài Loan năm nào. Đó không phải là giải cứu nạn nhân buôn người, mà chỉ NHƯ LÀ "ngồi hóng" xem có ai lên tiếng kêu cứu thì chạy đến hổ trợ, rồi trình báo cho chính quyền sở tại đến CỨU theo trình tự của luật pháp.) Ngưng trích XYZ

Hoàng Lan Chi viết:

1) Kiến thức quá mỏng và viết càn.

2) Tóm tắt vụ Samoa: Hơn 200 công nhân từ VNCS qua Samoa làm cho công ty Đại Hàn ( chủ Lee) và bị bóc lột. Công nhân nào phản đối thì bị đưa về nước. Cựu Đại sứ Đại Sứ Grover Joseph Rees là người khám phá ra vụ buôn người này và với một luật sư bạn đang hành nghề tại American Samoa cũng như kêu gọi sự giúp đỡ của BPSOS cho các nạn nhân. Dựa vào luật an toàn sức khỏe, Ts Nguyễn Đình Thắng mới vào được công ty Đại Hàn ở Samoa để thu thập tin tức làm chứng cớ truy tố. DB Christopher Smith là tác giả Luật Chống Buôn Người được Quốc Hội chấp thuận vào năm 2000. Khi có Luật Chống Buôn Người thì chính quyền Mỹ mới chính thức can thiệp được. Khoảng 250 nạn nhân đi lao động để kiếm tiền, đã được chính quyền Mỹ phối hợp với BPSOS giải cứu. Một số lớn nạn nhận sau đó được BPSOS giúp miễn phí: xin giấy tờ, thẻ xanh, quốc tịch, bảo lãnh vợ/chồng con.

Trích BPSOS: Tháng 3 năm 1999, tôi bắt đầu hợp tác với Luật Sư Barry Rose ở đảo American Samoa để chuẩn bị vụ kiện. Nguyên đơn là các người lao động Việt Nam bị lừa đưa sang đảo American Samoa, lãnh thổ tự trị của Hoa Kỳ, để bị bóc lột và giam như nô lệ. Ngày kia, 2 nữ công nhân trốn ra ngoài và được một phụ nữ bản địa cưu mang, rồi tìm luật sư can thiệp. Luật sư đó là LS. Barry. Qua một người quen, LS Barry tìm đến tôi. Đơn kiện được nộp tháng 4 năm 1999, và mất đúng 3 năm thì toà phán xét. Khi đơn kiện còn chờ được xét xử, khi Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của Hoa Kỳ có hiệu lực vào cuối năm 2000, cơ quan FBI lập tức giải cứu các nạn nhân; ngoài Việt Nam ra còn có một số ít người Trung Quốc. Hễ người nào thoát ra, lập tức được BPSOS mua vé máy bay, dùng thẻ nợ của tổ chức, để đưa gấp sang Hawaii cho được an toàn. Tiếc là chúng tôi đã không cứu kịp cho 50 công nhân bị chính quyền Việt Nam gấp rút đưa về Việt Nam ngay trước đó.

Số nạn nhân được giải thoát được định cư ở Hoa Kỳ theo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, mà tác giả Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey); Ông cũng là tác giả của Luật Magnitsky Toàn Cầu gần đây. BPSOS hợp tác với Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ để truy tố hình sự Ông Kil Soo Lee và số người đồng loã. Trong số 50 nạn nhân bị hồi hương, chúng tôi vận động Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đưa được 30 người sang Hoa Kỳ làm nhân chứng. Sau đó, họ được phép ở lại luôn Hoa Kỳ. Chủ nhân công ty Hàn Quốc, Kil Soo Lee, và tòng phạm bị giam để chờ ra xét xử. Tài sản của công ty Daewoosa American Samoa bị Bộ Ngân Khố tịch thu để đền bù cho các nạn nhân, kể cả số nạn nhân đã bị hồi hương về VIệt Nam. Tháng 6 năm 2005, Ông Kil Soo Lee bị tuyên án tù 40 năm. Ông hiện đang ở nhà tù Honolulu. Đây là vụ truy tố hình sự lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ về buôn người.

Xem tại link sau để hiểu trước khi viết bậy nói càn vì là tài liệu đứng đắn, có đủ chứng cớ :Vụ Samoa, 1999, BPSOS giải cứu người VN đi lao động bị b óc lột- April 25, 2018

KL: vu cáo cho BPSOS “ngồi hóng”, rồi dùng “giải cứu nạn nhân buôn người” là để đánh bóng cho BPSOS: chứng tỏ cái gì?

Năm 2009, các nạn nhân Samoa tề tựu ở TX, kỷ niệm 10 năm, gặp gỡ các ân nhân đã cứu họ. Không đọc tài liệu, không có kiến thức để không hiểu rằng: mọi tổ chức non profit của Đại Hàn, VN, Thái, Nhật, đều xin “fund” từ các funder để có chương trình “Chống Nạn Buôn Người và Nạn Bạo Hành trong gia đình”. ( gú gồ CADV sẽ ra). (Tham khảo một chi nhánh: http://www.cadvny.org/)

3-VU CÁO 3:

Trích XYZ: “ Dân biểu không cấp "fund", nhưng sao chúng thích dựa vào Dân Biểu và TNS, có phải những vị dân cử này chính là chìa khoá cho chúng vào "vét phân" của chính phủ không ta???” Ngưng trích

Hoàng Lan Chi viết: kiến thức quá mỏng. TS Nguyễn Đình Thắng đã hoạt động về thiện nguyện từ thuở sinh viên (tham gia chiến dịch đưa tàu ra khơi cứu người vượt biển của ô Nguyễn Hữu Xương), bỏ công việc kỹ sư để dấn thân vào lãnh vực thiện nguyện sau khi đọc bài của ô Dunker ( lãnh vực thiện nguyện sẽ thay đổi xã hội tận gốc rễ), làm quen nhiều dân cử mà ô Thắng gọi đó là “vốn chính trị”. Chính nhờ sự quen thân này, Ts Nguyễn Đình Thắng đã ảnh hưởng trên Dân Biểu Christopher Smith khi ông Smith soạn thảo Luật Chống Nạn Buôn Người. DB Smith đã gián tiếp giúp nạn nhân VN đi lao động ở Samoa bị chủ Đại Hàn bóc lột bằng cách Smith cài Samoa vào. Bình thường các luật của Liên Bang Hoa Kỳ không áp dụng ở những vùng lãnh thổ bảo hộ của Hoa Kỳ, nhưng riêng luật này đã được ghi chú rất rõ ràng và cũng nhờ vậy mà ngay khi Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người được quốc hội thông qua cuối năm 2000 thì lập tức BPSOS phối hợp với chính quyền liên bang, các cơ quan hữu trách để giải cứu cho nạn nhân, đưa họ cấp tốc sang bên Hawai. Cũng chính DB Smith là tác giả đạo luật HR tức chương trình HO đợt 2 dành cho cựu nhân viên làm sở Mỹ và cả những người HO đợt 1, chưa kịp làm.

Chính sự quen biết các vị dân cử này mà Ts Nguyễn Đình Thắng đã có nhiều giúp ích cho cộng đồng. Vu cáo Nguyễn Đình Thắng quen dân cử để xin “fund” chỉ chứng tỏ một kiến thức hạn hẹp vì không hiểu “funder” và xin “fund” là gì.

THƯ TRẢ LỜI CỦA TS NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

(1) Dưới đây là một bài viết về vụ buôn người ở Đảo Samoa của Mỹ: http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1642. Đó là năm 2009. Nếu vào trang machsong.org và "search" cụm từ "American Samoa" thì sẽ thấy một số bài nữa.

(2) Về việc sử dụng ngân khoản thì có lẽ tuyệt đại đa số người Việt rất mù mờ về cách vận hành ở các quốc gia dân chủ. Có thể họ quen cách suy nghĩ ở Việt Nam: Nhà nước cung cấp trên 3 tỉ Mỹ kim cho các tổ chức "quốc doanh" (Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Tổng Liên Đoàn Lao Động…); họ sử dụng một cách tuỳ tiện mà không ai có thể nói gì.

Ngân sách của BPSOS là 5 triệu Mỹ kim một năm. Chúng tôi có tổng cộng khoảng 55 nhân viên toàn thời. Trong số đó khoảng 40 nhân viên hoạt động ở Hoa Kỳ và số còn lại là ở Đông Nam Á.

Số hoạt động ở Hoa Kỳ được trả lương bởi các cấp khoản từ chính phủ hay tổ chức tư nhân để phục vụ cho người dân ở Hoa Kỳ. Tuỳ năm, từ 85% đến 90% ngân sách đến từ các cấp khoản như vậy. Chúng tôi phải theo đúng hợp đồng, không thể xê dịch các cấp khoản sang cho công tác ở ngoài Hoa Kỳ (như giải cứu nạn nhân buôn người, bảo vệ đồng bào tị nạn, can thiệp cho tù nhân lương tâm, bảo vệ các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc, v.v.).

BPSOS có 16 nhân viên ở Thái Lan được trả lương để hoạt động toàn thời cho các công tác giải cứu, bảo vệ, tạo nội lực… cho đồng bào ở trong và ngoài nước. Ngân sách cho hoạt động của nhóm nay, bao gồm cả lương và những trợ giúp cho đồng bào lâm nạn, ở mức 10-15% ngân sách hàng năm. Đến nay chúng tôi có được một số cấp khoản nhỏ từ funder, tương đương 20% của số 10-15% này (nghĩa là 2%-3% tổng ngân sách của BPSOS). Phần còn lại hàng năm chúng tôi phải gây quỹ và một nhóm người chủ lực tự bỏ tiền túi ra để chi trả. (Hoàng Lan Chi bổ túc: tôi biết các anh chị em trong nhóm Tnh Thần Hào Kiệt, đứng chung với Ts Nguyễn Đình Thắng đã móc tiền túi, có những năm đầu là 10..000 MK/năm. Sau đó 5.000MK/năm. Tìm thêm và sau này 2.000 MK/năm. Hoặc anh em gây quỹ giúp. Họ tin tưởng lẫn nhau. Họ chứng kiến sự làm việc của ô Nguyễn Đình Thắng. Họ là những người thành đạt trong xã hội nhưng vẫn hướng về quê mẹ. Đa số là thế hệ 1,5 lứa đầu).

Lưu ý là ở Hoa Kỳ và các quốc gia có nền dân chủ pháp trị thì khác. Cấp khoản cho một tổ chức phi chính phủ là một hợp đồng, tương tự như hợp đồng với các công ty IBM, Microsoft, General Dynamics… Cơ quan cấp ngân khoản “funder” (chính quyền hay tư nhân) công bố đấu thầu, các tổ chức phi chính phủ phải cạnh tranh để lấy được gói thầu. Một trong những tiêu chuẩn cạnh tranh là chứng minh được khả năng và thành tích quản trị tài chính đúng tiêu chuẩn và luật lệ một ngân khoản bằng hoặc lớn hơn cấp khoản đang đấu thầu. Khi được hợp đồng rồi thì phải thực hiện đúng với các điều khoản cam kết trong hợp đồng, phải "giao hàng" đúng thời hạn (giao hàng nghĩa là phải phục vụ hoặc cung cấp sản phẩm như đã cam kết trong hợp đồng), phải giải trình tài chính và công việc đều đặn với nơi cấp ngân khoản. Ngoài ra, tổ chức được miễn thuế như BPSOS lại còn phải qua cuộc kiểm tra của một văn phòng kiểm toán độc lập và được xác nhận về tính cách chuyên nghiệp. Lý do là, không như các công ty doanh nghiệp, tổ chức được miễn thuế xem như được ưu đãi phần tiền thuế mà không phải đóng cho chính phủ.

Như thế, tất cả các nhân viên BPSOS ở Hoa Kỳ đều tình nguyện khi góp công sức cho các công tác hướng về đồng bào ở ngoài Hoa Kỳ. Khi họ tham gia các hội nghị, tổ chức gây quỹ, vận động Quốc Hội… Trong ngày, họ vẫn phải làm việc theo công việc mà họ lãnh lương, y hệt như những ai đi làm cho chính phủ, làm cho các hãng tư nhân rồi ngoài giờ thì tình nguyện thêm cho các công tác hướng về đồng bào lâm nạn. Chỉ riêng tôi là BPSOS có một cấp khoản trả 10% lương cho các công tác ngoài Hoa Kỳ, nghĩa là 4 giờ mỗi tuần (số 36 giờ còn lại thì tôi cũng phải làm việc theo hợp đồng phục vụ nội địa Hoa Kỳ). Tôi thường bỏ ra từ 40 đến 60 giờ mỗi tuần cho các việc hướng về đồng bào và dân tộc, nghĩa là tình nguyện 45-55 giờ mỗi tuần.

(3) Về việc bán vé cũng như những hoạt động công cộng khác của BPSOS, thì chủ trương của chúng tôi là mở ra một con đường cho mọi người cùng đi, miễn là tuân thủ luật đi đường. Chẳng hạn, hàng năm chúng tôi tổ chức vận động Quốc Hội với nhiều trăm người tham dự, chúng tôi chỉ đòi hỏi là: không đảng phái, phải theo đúng nghị trình và nội dung mà ban tổ chức đề ra (nghĩa là không được xoay chuyển sang hướng riêng), và phải cư xử đàng hoàng, tử tế, chuyên nghiệp trong thời gian tham gia. Sau đó, mạnh ai về nhà nấy, không có một ràng buộc nào khác. Chúng tôi không qua các hoạt động này mà kết nạp bất kỳ một ai, và họ cũng không được dùng danh nghĩa của BPSOS cho những việc khác. Đây chính là mô hình cho các xã hội dân sự phát triển — rất nhiều đường xá khang trang cho mọi người cùng đi, và mỗi người có thể tự chọn một lộ trình riêng, có những điểm giao nhau và có những khúc đường đi chung, nhưng không ai được độc chiếm và tất cả phải cùng tuân thủ một số quy luật giao thông căn bản.

(4) Hàng năm BPSOS đều nộp hồ sơ khai thuế với sở thuế và hồ sơ kiểm toán độc lập với cơ quan chuyên biệt của chính phủ Liên Bang. Đây là những thông tin công cộng. Ai cũng có thể xem. Nếu ai muốn xem sổ sách thì có thể đến văn phòng của BPSOS để xem, nhưng cũng chỉ được xem những gì mà không thuộc lĩnh vực riêng tư, như là tên tuổi của thân chủ, lương hướng của nhân viên hay người làm hợp đồng, v.v. Các thông tin cần bảo mật thì cũng không được xem. Người có thẩm quyền xem tất cả là công ty kiểm toán được chứng nhận chuyên nghiệp. Công ty này sẽ phải bảo mật mọi thông tin, và có thể bị kiện nếu để lộ thông tin. Công ty này có nhiệm vụ báo động cho Sở Thuế, chính quyền Liên Bang và các nguồn cấp ngân khoản nếu như khám phá ra điều khuất tất hay có dấu hiệu vi phạm các tiêu chuẩn kế toán hay luật lệ Hoa Kỳ.

Ngưng trích ô Nguyễn Đình Thắng.

KẾT LUẬN:

1-Chúng tôi tự nguyện giải đáp cho BPSOS về những vu cáo nào mà chúng tôi biết. Những gì không biết, chúng tôi hỏi trực tiếp Ts Nguyễn Đình Thắng. Đó là nghĩa vụ của mọi người dân có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng.

2-Chúng tôi đã giải đáp (3) vu cáo từ facebooker XYZ đối với (việc Samoa, việc quen biết các vị dân cử, vụ gây quỹ “Góp Một Bàn Tay”).

3-Chúng tôi hỏi trực tiếp Ts Nguyễn Đình Thắng và ông đã giải đáp (3) mục đích cho việc gây quỹ hàng năm, đều nằm trong nhiệm vụ của BPSOS. Các nhân viên BPSOS phải làm tròn trách nhiệm trong các chương trình được “funder” cấp khoản. Ngoài ra, họ tham gia (3) mục đích trên là tấm lòng hướng về VN của họ cùng với Ts Nguyễn Đình Thắng nghĩa là “thiện nguyện”.

Ts Thắng cũng chủ trương đón nhận mọi tình nguyện viên và TNV phải tuân thủ điều kiện của BPSOS. Sau đó đường ai nấy đi. Các tình nguyện viên không được sử dụng hình ảnh BPSOS để gây quỹ cho những việc riêng của họ. ViỆc làm của BPSOS bị kiểm soát bởi các “funder”, một công ty kiểm toán, sở thuế.

Vị nào tìm được chứng cớ BPSOS gian lận, làm sai xin cứ viết thẳng cho Sở Thuế. Những vị nào không hiểu Xin Cấp Khoản là gì, không hiểu CT Chống Nạn Buôn Người có từ bao giờ, hoạt động ra sao, các chương trình hỗ trợ cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự ở VN do ai cấp: hãy đọc trước khi viết càn nói bậy vì chúng ta là người quốc gia, tôn trọng luật pháp HK và cả luật đạo đức của con người.

Hoàng Lan Chi

4/2018

This entry was posted in Cộng Đồng Hải Ngoại, Tài Liệu, Thời Sự. Bookmark the permalink.